Sản phẩm tiêu biểu

Thông tin liên lạc

Trong những năm gần đây số người sử dụng trợ lý ảo đang tăng lên nhanh chóng. Phổ biến nhất là các nền tảng Apple Siri, Google Assistant, Amazon Alexa… Nhưng không phải ai cũng biết những nền tảng này được áp dụng vào nhà thông minh như thế nào, dưới đây EIT Smart sẽ tổng hợp những tính năng thú vị của trợ lý ảo ai cũng có thể sử dụng.

1. Trợ lý ảo là gì?

Trợ lý ảo nhà thông minh là một phần mềm được cài đặt trên các thiết bị điện tử thông minh như loa thông minh, điện thoại, máy tính bảng và các thiết bị IoT khác trong nhà. Nó sử dụng trí tuệ nhân tạo để hiểu và thực hiện các yêu cầu của người dùng thông qua giọng nói hoặc lệnh điều khiển.

Trợ lý ảo nhà thông minh có thể thực hiện nhiều chức năng khác nhau như bật tắt đèn, điều khiển nhiệt độ, mở cửa, tìm kiếm thông tin trên mạng, chơi nhạc và thực hiện các tác vụ khác để giúp tối ưu hoá cuộc sống hàng ngày của người dùng.

2. Top 5 trợ lý ảo phổ biến nhất hiện nay

2.1 Google Assistant (Google)

Google Assistant là một trợ lý ảo được phát triển bởi Google cho các thiết bị của họ như điện thoại thông minh, loa thông minh, máy tính bảng và thiết bị IoT khác. Được coi như là một trong các trợ lý ảo tốt nhất và thông dụng nhất, với câu chào kích hoạt khá độc đáo mang tên “Ok, Google”.

Nó sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo để hiểu và thực hiện các yêu cầu của người dùng thông qua giọng nói hoặc lệnh điều khiển. Khác với Siri, Google Assistant có mặt trên tất cả các dòng Android. Ngay cả Iphone, nếu bạn sử dụng Google Chrome thì nó cũng có trợ lý ảo để bạn có thể sử dụng.

Google Assistant có thể thực hiện nhiều chức năng khác nhau như tìm kiếm thông tin trên mạng, chơi nhạc, điều khiển các thiết bị nhà thông minh, tạo lịch và thông báo lịch trình, và thực hiện các tác vụ khác để giúp tối ưu hoá cuộc sống hàng ngày của người dùng. 

Điều đặc biệt, hiện nay Google đã hỗ trợ bản tiếng việt cho người dùng tại Việt Nam, nên chúng ta rất dễ để sử dụng chúng.

2.2 Siri (Apple)

Siri được ra đời từ thương hiệu Apple vào năm 2011, và là một trong những nhà tiên phong trong công nghệ trợ lý ảo và ứng dụng nhận diện giọng nói hỗ trợ người dùng các thiết bị của Apple như iPhone, iPad.

Có thể thấy, so với Google thì các thiết bị có hỗ trợ Siri vẫn còn hạn chế hơn rất nhiều. Tuy nhiên, với nhiều người dùng thì Siri vẫn có độ phản hồi chính xác và nhanh hơn với Google.

Độ bảo mật của Siri cũng ổn hơn. Vì các thiết bị lưu trữ dữ liệu thông minh của Siri được mã hóa từ đầu đến cuối. Để tất cả dữ liệu được đồng bộ hóa mà không sợ bị đánh cắp và thậm chí Apple cũng không thể truy cập được.

2.3 Alexa (Amazon)

Amazon nổi tiếng với sàn thương mại điện tử lớn nhất trên thế giới hiện nay. Là đối thủ nặng ký nhất trong lĩnh vực công nghệ nhận diện giọng nói. Đây được coi như là ưu tiên hàng đầu của Amazon trong lúc phát triển Alexa.

So với các đối thủ khác trên thị trường, Alexa chú ý hơn về việc xử lý dữ liệu giọng nói thông minh và kết hợp mượt mà với các thiết bị thông minh của Amazon như loa Echo trong khi Siri hay Bixby có thể tương tác thêm qua smartphone. Vì vậy, Alexa được cho thấy là “thông minh” hơn trong lĩnh vực điều khiển bằng giọng nói (nói riêng).

Về cơ bản các chức năng thì nó cũng không khác nhiều so với Siri. Alexa được khá nhiều công ty lựa chọn để có thể tích hợp vào các sản phẩm của mình. Đặc biệt là các dòng sản phẩm thiết bị điện thông minh.

2.4 Bixby (Samsung)

Bixby ra mắt thị trường và năm 2017, với ý tưởng ban đầu nó sẽ được dùng để trang bị trên các dòng Smartphone của hãng. Bạn có thể tương tác với Bixby bằng giọng nói, văn bản. Nó được tích hợp sẵn vào điện thoại Samsung.

Mặc dù chưa thật sự phổ biến trên toàn thị trường nhưng những năm gần đây Samsung cũng đang dần phát triển các sản phẩm thông minh, Các sản phẩm chính là: SmartThings Hub, Ứng dụng SmartThings, Các thiết bị thông minh và cảm biến đa dạng.

Và trợ lý ảo này sẽ giúp bạn tương tác và điều khiển các sản phẩm thông minh của Samsung trong căn nhà của bạn.

2.5 Cortana (Microsoft)

Microsoft là một trong những hãng công nghệ lớn hàng đầu trên thế giới, vậy nên nó cũng không thể nào thiếu được một trợ lý riêng của mình. Từ những ngày của Windows 10 thì Microsoft cũng đầu tư vào phần mềm trợ lý ảo của riêng mình gọi là Cortana. Khác với Siri hay Google thì Cortana còn có thể được sử dụng thông qua PC.

Cortana được tích hợp trên smartphone thông qua ứng dụng riêng bạn cần phải tải trên App Store (iOS) hoặc Google Play/CH Play (Android).

Tuy nhiên, Cortana thực chất thì vẫn còn khá nhiều thiếu sót so với các ông lớn kể trên. Hi vọng trong tương lại Cortana sẽ được Microsoft quan tâm nhiều hơn nữa.

3. Một số chức năng của Trợ lý ảo.
3.1 Ra lệnh điều khiển nhà thông minh bằng giọng nói

Với các thiết bị của Apple có hỗ trợ trợ lý ảo ta chỉ cần nói “Hey Siri” là ta đã có thể kích hoạt chúng. Tương tự bạn nói “Ok Google” với Google Assistant, “Alexa” của Amazon Alexa  để kích hoạt.

Sau khi đã đánh thức trợ lý ảo thì ta sẽ bắt đầu yêu cầu trợ lý của mình bật tắt những gì mà mình mong muốn.

Ví dụ:

Alexa, Play some music on Amazon. Turn on the Bed light, Turn off the Fan, Turn off all of the light.

Ok Google, Tắt quạt phòng ngủ. Tắt đèn phòng khách. Nóng quá, Bật máy lạnh lên. Ok Google chuyển ánh sáng đèn sang màu đỏ. Hey Google, Play some music on Spotify.

3.2 Trả lời những thông tin bạn cần, thông báo tin tức, thời gian, môi trường….

Khi cần tra hỏi hay giải đáp các thắc mắc thì bạn có thể tìm trợ lý ảo để có câu trả lời. Như hỏi nhiệt độ trong phòng là bao nhiêu, mở nhạc, xem phim, thông tin… trợ lý ảo sẽ trả lời cho bạn.

Vd: Alexa, who is Obama; What time is it; what is the weather today; Read news.

Ngoài ra bạn có thể hỏi bất kỳ những gì bạn muốn.

3.3 Thực hiện cuộc gọi

Không cần phải dùng đến điện thoại để gọi điện, giờ đây trợ lý ảo còn được tích hợp trong các loa thông minh như Google Nest Audio cho phép người dùng thực hiện cuộc gọi thông qua giọng nói một cách nhanh chóng và tiện lợi.

Dù bạn có đang ở vị trí nào trong căn nhà đi chăng nữa, bạn chỉ cần ra lệnh cho trợ lý ảo thuộc hệ sinh thái nhà thông minh của bạn để cho thể thực hiện cuộc gọi. Những chiếc loa được tích hợp trong nhà thông minh của bạn đóng vai trò như mic thu âm, đồng thời là loa phát ra tiếng của người gọi đến.

3.4 Phát nhạc, nghe audio, hẹn giờ, báo thức,…

Bạn có thể gọi trợ lý ảo phát nhạc online trên Spotify, Youtube, Amazon music. Bạn có thể yêu cầu trợ lý ảo mở bất kỳ bài nhạc nào bạn muốn. 

Bạn có thể yêu cầu trợ lý ảo mở Audio, nghe đài, hẹn giờ, báo thức hoặc nhắc nhở lịch cho bạn.

3.5 Kết hợp tính năng nhận diện gương mặt.

Trong xu hướng công nghệ AI thông minh mới nhất. Thì các nền tảng nhà thông minh đã bắt đầu cho ra mắt tính năng nhận diện gương mặt. Tiêu biểu nhất là Google và Apple.

Các camera an ninh thông minh có thể thực hiện chức năng này. Trợ lý ảo sẽ thông báo chính xác ai vào nhà bạn. Dựa vào danh bạ khuân mặt đã lưu sẵn. Do đó bạn có thể biết người đến là người quen hay người lạ. Thậm chí còn lưu khuân mặt để lần sau còn nhận biết.

3.6 Tạo ra các tự động hóa kết hợp các thiết bị

Như đã nói, một ngôi nhà thông minh lý tưởng là phải hoạt động hoàn toàn tự động. Và các thiết bị có thể phối hợp nhịp nhàng với nhau. Dưới đây là một số kịch bản thường gặp:

  • Buổi sáng, khi người dùng thức dậy, trợ lý ảo được kích hoạt bằng giọng nói từ smartphone của người dùng. Trợ lý ảo sau đó tự động kích hoạt máy giặt để bắt đầu chu kỳ giặt đồ. Khi đó, nó cũng mở cửa sổ và rèm cửa tự động để cho ánh sáng tự nhiên và không khí vào phòng.
  • Sau khi giặt đồ xong, trợ lý ảo tự động thông báo cho người dùng và đưa ra các gợi ý cho việc treo đồ. Nếu người dùng không phản hồi, trợ lý ảo sẽ tự động treo đồ sau một khoảng thời gian nhất định.
  • Trong khi đó, khi người dùng sắp đi làm, trợ lý ảo có thể tự động tắt điều hòa và đóng cửa tự động để đảm bảo an toàn và tiết kiệm năng lượng. Nếu người dùng quên tắt bất kỳ thiết bị nào, trợ lý ảo cũng có thể được sử dụng để tắt chúng từ xa.
  • Khi người dùng trở về nhà, trợ lý ảo có thể được kích hoạt bằng giọng nói từ loa thông minh. Trợ lý ảo sẽ tự động mở cửa và bật đèn trong phòng khách. Nếu người dùng muốn xem TV, trợ lý ảo cũng có thể được sử dụng để bật TV và tìm kiếm chương trình yêu thích của họ.
  • Cuối cùng, trước khi đi ngủ, trợ lý ảo có thể được sử dụng để tắt tất cả các thiết bị trong nhà, đóng cửa và đóng rèm cửa tự động. Nó cũng có thể tự động kích hoạt máy lọc không khí để đảm bảo không khí trong nhà luôn trong sạch và tươi mát.
4. Tạm kết

Trợ lý ảo là một trong những công nghệ AI mà chúng ta cần học cách tiếp cận để sử dụng chúng hỗ trợ cho cuộc sống hiện đại trong tương lai.


Vậy qua bài viết này, bạn tìm hiểu được trợ lý ảo thông minh là gì, chức năng vượt trội của nó trong nhà thông minh. Và nhờ có trợ lý ảo mà cuộc sống của bạn thêm nhiều tiện ích, hiện đại và tiết kiệm thời gian hơn. Mong rằng những thông tin mà EIT Smart mang đến sẽ hữu ích với bạn.

Nếu bạn có nhu cầu cần tư vấn hoặc có thắc mắc gì có thể liên hệ với EIT Smart. Chuyên tư vấn, thiết kế thi công lắp đặt và cung cấp thiết bị Smarthome uy tín và chất lượng hàng đầu Việt Nam.

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ

Hotline: 0788415785

D’lusso – Số 9 Nguyễn Thị Định, An Phú, TP.Thủ Đức, TP.HCM

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo